Sự khác biệt giữa MCB và MCCB

MCB (Miniature Circuit Breaker) và MCCB (Molded Case Circuit Breaker) là hai loại thiết bị bảo vệ dòng điện quan trọng. Chúng có chức năng giống nhau là bảo vệ hệ thống điện khỏi nguy cơ quá tải và ngắn mạch. Cả hai đều hoạt động dựa trên cơ chế ngắt mạch tự động khi dòng điện vượt quá mức cho phép. Dù có vẻ giống nhau, nhưng thực tế chúng khác nhau về nhiều mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự khác biệt giữa MCB và MCCB dựa trên 5 yếu tố quan trọng: dòng điện, khả năng ngắt, điện áp, cách lắp đặt và cấu hình

 

Sự khác biệt giữa MCB và MCCB_Tín Thiên An

Hình 1: MCB và MCCB

Các bài viết liên quan

Sự khác biệt giữa MCB và MCCB

MCB MCCB
Dòng điện < 125A 40A – 1250A
Lắp đặt Trên đường ray din Trên tấm bảng điều khiển
Khả năng ngắt < 15KA lên đến 50KA
Cực dạng mô đun Không có
Điện áp <= 415V lên đến 1000V

Khác biệt số 1: MCB được sử dụng để xử lý dòng điện định mức/mạch nhỏ, thường không vượt quá 125A, trong khi đó MCCB thường được sử dụng cho dòng điện từ 40A đến 1250A. Vì dòng điện lớn cần nhiều diện tích/ tiết diện hơn để dẫn điện. Nên, MCCB có kích thước lớn hơn so với MCB

Khác biệt số 2: MCB được thiết kế để lắp đặt trên đường ray din, trong khi MCCB được lắp trên tấm bảng điều khiển bằng cách sử dụng các vít.

Tuy nhiên, cả hai đều có thể được gắn với một bộ chuyển đổi mô-đun cho phép lắp đặt trên đường ray din hoặc tấm bảng điều khiển tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể. Bộ chuyển đổi module được thiết kế để chứa nhiều MCB cùng một kích thước hoặc nhiều MCCB với các khung khác nhau để có thể gắn vào vỏ bảng điều khiển

Khác biệt số 3MCB có khả năng ngắt dòng điện thấp hơn so với MCCB. Khả năng ngắt là giới hạn tối đa của dòng điện ngắn mạch mà bộ ngắt có thể ngắt được trong trường hợp xảy ra sự cố mà không gây hỏng hóc.

Đối với MCB, giá trị này thường rất thấp và sẽ không vượt quá 15KA trong hầu hết các trường hợp. Trong khi đó, ở MCCB có thể lên tới 50KA.

Khác biệt số 4: MCB sử dụng cực dạng mô-đun, có kích thước 9mm, trong đó hai đầu mô-đun 9mm tạo thành một cực 1P (single pole). Tuy nhiên, trong MCCB không có dạng mô-đun đó.

Khác biệt số 5: MCB được sử dụng chủ yếu trong các ứng dụng điện áp thấp – không vượt quá 415V. Đây là ứng dụng phổ biến trong các khu dân cư. Trong khi đó, MCCB có khả năng làm việc ở mức điện áp cao hơn, thường đạt tới 1000V và thậm chí có thể chịu được điện áp xung lên tới 10KV. Làm cho MCCB thích hợp cho các ứng dụng công nghiệp và hệ thống điện lớn

Tóm lại, MCB và MCCB là những thiết bị ngắt mạch điện quan trọng, mỗi loại đáp ứng nhu cầu bảo vệ trong các ứng dụng khác nhau. Ta cần đánh giá kỹ các yêu cầu của hệ thống điện để chọn loại thiết bị phù hợp nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+0911573440